SKKN Xây dựng, tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn trong dạy và học giúp nâng cao chất lượng môn KHTN Lớp 7 phân môn Hóa học tại trường THCS Mỹ Phước
Dạy học KHTN đặc biệt là phân môn Hóa học gắn liền với thực tiễn là mong muốn của rất nhiều GV KHTN. Bởi KHTN là môn khoa học thực nghiệm, gắn liền với cuộc sống con người. Nếu HS thấy được sự gần gũi giữa kiến thức bộ môn với thực tế các em sẽ yêu thích môn KHTN hơn, hứng thú tìm hiểu khoa học, có thêm kĩ năng sống, ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn và có NL vận dụng kiến thức tốt hơn. Theo tôi, việc đưa các kiến thức KHTN gắn liền với thực tiễn trong quá trình dạy học đem lại nhiều lợi ích:
- HS tiếp nhận kiến thức đó một cách tự nhiên,nhớ kiến thức được lâu hơn, hiểu được tầm quan trọng của kiến thức trong thực tiễn, từ đó tăng hứng thú học tập và tìm hiểu kiến thức.
- Kích thích HS tìm hiểu, giải thích các hiện tượng thực tiễn đời sống, đặt các giả thuyết và nghiên cứu.
- Có kiến thức thực tiễn sẽ thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm “Học đi đôi với hành”.
Tuynhiên, do nhiều nguyên nhân nên việc gắn bài học với các nội dung có liên quan tới thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Nhiều bài tập phân môn Hóahọc còn rất xa vời thực tiễn cuộc sống và sản xuất, quá chú trọngđến các tính toán phức tạp. Để phần nào đáp ứng được nhu cầu đổi mới PP giảng dạy và học tập phân môn Hóa học theo hướng gắn với thực tiễn nên trong đề tài tôi tuyển chọn và xây dựng thêm một số kiến thức lý thuyết và bài tập phân môn Hóa học dạng này, đồng thời đưa chúng vào trong dạy học với PP phù hợp nhằm góp phần nâng cao hứng thú học tập cho HS.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Xây dựng, tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn trong dạy và học giúp nâng cao chất lượng môn KHTN Lớp 7 phân môn Hóa học tại trường THCS Mỹ Phước
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ BẾN CÁT TRƯỜNG THCS MỸ PHƯỚC ---------- ---------- SÁNG KIẾN XÂY DỰNG, TUYỂN CHỌN VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC TIỄN TRONG DẠY VÀ HỌC GIÚP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7 PHÂN MÔN HÓA HỌC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MỸ PHƯỚC Người thực hiện: Đỗ Quốc Tấn Đơn vị công tác: Trường Trung học Cơ sở Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Năm học: 2023 - 2024 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Ý nghĩa 1 THCS Trung học Cơ sở 2 KHTN Khoa học tự nhiên 3 HS Học sinh 4 GV Giáo viên 5 NL Năng lực 6 PP Phương pháp PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong một xã hội ngày càng đa dạng, với xu thế toàn cầu hóa lôi cuốn sự hội nhập của mọi quốc gia trên thế giới. Những thay đổi và phát triển liên tục ở mọi khía cạnh của cuộc sống đã đặt ra những thách thức cho ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu mới của thời đại. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PP dạy và học theo hướng hiện đại; Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; Khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển NL. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học”. Vì thế, để thực hiện tốt về mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, chúng ta cần có nhận thức đúng về bản chất của sự đổi mới PP dạy học theo định hướng phát triển NL người học. Trong đó, NL giải quyết vấn đề là 1 trong 10 NL chung của HS được đề cập đến trong Chương trình giáo dục phổ thông mới. Mục tiêu chính của đổi mới giáo dục là tạo ra những con người đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Vì vậy cần luyện tập cho HS biết phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập, trong cuộc sống và cả trong cộng đồng. Từ những năm 1960, GV Việt Nam đã làm quen với thuật ngữ “Dạy học nêu vấn đề”, nhưng cho đến nay vẫn chưa vận dụng thành thạo. Trước hết, cần tập cho HS khả năng phát hiện vấn đề từ một tình huống trong học tập hoặc thực tiễn. Đây là một khả năng có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi người và không dễ dàng gì có được. Sự thành đạt của mỗi người không chỉ tùy thuộc vào NL phát hiện kịp thời những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn mà còn phải biết giải quyết nó một cách hợp lí. Vì vậy, ngay từ khi còn ở ngồi trên ghế nhà trường, HS cần phải được luyện tập NL phát hiện và giải quyết vấn đề. KHTN là môn học mới trong nội dung đào tạo lớp 7. Đây là môn học đặc biệt vì xây dựng dựa trên quan điểm dạy học tích hợp nền tảng kiến thức của nhiều 2 dạn xây dựng biện pháp “Xây dựng, tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn trong dạy và học giúp nâng cao chất lượng môn KHTN lớp 7 phân môn Hóa học tại trường THCS Mỹ Phước”. 2. Mục đích nghiên cứu Hình thành phát triển ở HS NL giải quyết vấn đề thực tiễn thông qua việc sử dụng những câu hỏi thực tiễn vào bài học môn KHTN lớp 7 phân môn Hóa học, giúp HS nhận thức rõ vai trò của môn học trong thực tế để HS hứng thú trong mỗi giờ học. Đồng thời góp phần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu và NL chung. Phát triển được NL tư duy, NL tự học cũng như NL làm việc với tập thể của HS. Không những giúp cho kết quả học tập của HS được nâng cao trong quá trình học tập mà còn tạo ra các kĩ năng làm việc cho HS sau khi ra trường đi làm, phát triển bản thân. 3. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng và sử dụng bài tập tình huống gắn với thực tiễn phù hợp với nội dung thì sẽ phát triển được kĩ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy - học. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận và thực tiễn về HS giỏi, bài tập, vai trò và PP sử dụng bài tập tình huống gắn với thực tiễn, hệ thống các nhóm kĩ năng nhận thức của HS. - Nghiên cứu quy trình, kỹ thuật xây dựng bài tập tình huống gắn với thực tiễn. Từ đó, xây dựng bài tập tình huống gắn với thực tiễn nhằm rèn luyện một số kĩ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống cho HS trong dạy và học môn KHTN lớp 7. - Thực nghiệm sư phạm để bước đầu đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bài tập tình huống gắn với thực tiễn trong dạy và học để rèn luyện một số kĩ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống. 5. Đối tượng nghiên cứu Quá trình dạy và học môn KHTN lớp 7, phân môn Hóa học có sử dụng các câu hỏi, bài tập thực tiễn tại trường THCS Mỹ Phước. 4 - Rèn luyện thói quen tự nghiên cứu, tự tìm hiểu và buộc HS tư duy khi học bài, hạn chế tình trạng đa số HS hiện nay là việc học phụ thuộc rất nhiều vào GV, học một cách thụ động, máy móc. - Thông qua đề tài tác giả muốn cung cấp thêm cho GV một số kiến thức hóa học, tư liệu để GV sử dụng trong các bài dạy, mà do nhiều nguyên nhân sách giáo khoa chưa cung cấp đầy đủ để phục vụ cho quá trình dạy học của GV và HS. 6 cách thức hành động và điều kiện để thực hiện hành động). (2) Thực hiện được chuỗi hoạt động theo logic nhất định (được học tập, rèn luyện). (3) Giải quyết được các vấn đề trong các tình huống quen thuộc và cả các tình huống có thêm yếu tố mới (các tình huống đa dạng phức tạp khác của cuộc sống). (4) Đánh giá và rút kinh nghiệm được các hoạt động trong các tình huống, điều kiện khác nhau. NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn là một thành tố trong NL KHTN - là NL đặc thù trong chương trình giáo dục phổ thông môn KHTN. Do đó, rèn luyện NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn là mục tiêu cần đạt của dạy học ở trường phổ thông, góp phần hình thành NL đặc thù trong mục tiêu của trình giáo dục phổ thông. HS có NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn không chỉ giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến kiến thức trong nội dung bài học mà có thể tiếp cận với các vấn đề đa dạng phong phú của cuộc sống, tiếp cận với quá trình sản xuất vật chất và quá trình nghiên cứu khoa học. HS có NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn có thể tự mình chiếm lĩnh, củng cố tri thức và thích nghi linh hoạt trong các điều kiện học tập, điều kiện sống. Điều này làm cho tri thức người học chiếm lĩnh được trở nên có ý nghĩa đối với người học, làm cho người học yêu thích môn học hơn, bài HS động hơn thông qua quá trình tổ chức giải quyết vấn đề thực tiễn. Dạy học định hướng rèn luyện NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS sẽ làm thay đổi nhận thức của GV. Để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi người GV phải thiết kế được các hoạt động học tập cho người học mà ở đó các hoạt động học tập phải gắn với mục tiêu giáo dục, thúc đẩy việc gắn kiến thức lí thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống. Hoạt động học tập vừa là mục tiêu, vừa là hình thức tổ chức và PP của quá trình dạy học. Như vậy, có thể nói dạy học theo hướng rèn luyện NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS sẽ làm thay đổi cách dạy của GV và cách học của HS theo hướng “Học đi đôi với hành”, lí thuyết gắn với thực tiễn, nhà trường gắn với gia 9 2.3. Phương pháp và tiến hành điều tra Xây dựng phiếu điều tra: Dùng để điều tra cho 2 đối tượng là GV và HS trường THCS Mỹ Phước. Gặp gỡ, trao đổi trực tiếp và phát phiếu điều tra cho 4 GV và 182 HS lớp 7, 8 thuộc trường THCS Mỹ Phước. Thu phiếu điều tra, thống kê và nhận xét, đánh giá kết quả điều tra. 2.4. Kết quả điều tra 2.4.1. Đối với giáo viên Thông qua việc dự giờ của một số GV, thống kê kết quả các phiếu điều tra thu được; Kết quả được thể hiện ở các bảng sau: Bảng 1. Tần suất sử dụng kiến thức và bài tập thực tiễn với GV trong dạy học KHTN phân môn Hóa học tại trường THCS Mỹ Phước. Rất thường Thường Không Ít khi xuyên xuyên bao giờ Kết quả 1/4 3/4 0/4 0/4 Phần trăm 25% 75% 0% 0% Bảng 2. Kết quả điều tra việc vận dụng kiến thức và bài tập thực tiễn trong các tiết học. Ôn tập, luyện tập Thực hành Kiểm tra Kết quả 3/4 3/4 3/4 Phần trăm 75% 75% 75% Bảng 3. Kết quả tìm hiểu những khó khăn của việc đưa kiến thức và bài tập thực tiễn vào trong dạy học phân môn Hóa học đối với GV. Nguyên nhân Số GV Phần trăm Không có nhiều tài liệu 4/4 100% Mất nhiều thời gian tìm kiếm, biên soạn 4/4 100% Thời gian tiết học còn hạn chế 2/4 50% Còn ít câu hỏi, bài tập thực tiễn trong các kì thi 3/4 75% 11 - Đa phần các em (80.22%) có nhu cầu và hứng thú với kiến thức đặc biệt là những kiến thức có thể giúp các em vận dụng để giải quyết các vấn đề trong học tập của bản thân và để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn. - Hầu hết các ý kiến của HS (82.41%) cho rằng cần thiết phải có hệ thống lí thuyết và bài tập thực tiễn trong dạy và học phân môn Hóa học. - Kết quả trên cho thấy việc sử dụng hệ thống kiến thức và bài tập thực tiễn rất có ý nghĩa, sẽ góp phần nâng cao NL giải quyết vấn đề, NL vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của HS, chất lượng dạy và học phân môn Hóa học ở trường THCS Mỹ Phước. 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 3.1. Nguyên tắc xây dựng bài tập thực tiễn - Phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính hiện đại: + Trong một bài tập Hóa học thực tiễn, bên cạnh nội dung Hóa học, còn có những dữ liệu thực tiễn. Những dữ liệu đó cần phải được đưa vào một cách chính xác, không tuỳ tiện thay đổi nhằm mục đích dễ tính toán. + Đối với một số bài tập về sản xuất liên quan Hóa học, nên đưa vào các dây chuyền công nghệ đang được sử dụng ở Việt Nam hoặc trên thế giới, không nên đưa các công nghệ đã quá cũ và lạc hậu hiện không dùng hoặc ít dùng. - Phải gần gũi với kinh nghiệm của HS: Những vấn đề thực tiễn có liên quan đến Hóa học thì rất nhiều và rộng. Nếu bài tập thực tiễn có nội dung về những vấn đề gần gũi với kinh nghiệm đời sống và môi trường xung quanh HS thì sẽ tạo cho họ động cơ và hứng thú mạnh mẽ khi tiếp nhận và giải quyết vấn đề. - Phải sát với nội dung học tập: Các bài tập thực tiễn cần có nội dung sát với chương trình mà HS được học. Nếu bài tập thực tiễn có nội dung hoàn toàn mới về kiến thức Hóa học thì sẽ không tạo được động lực cho HS để giải bài tập đó. 3.2. Quy trình các bước thực hiện lồng ghép câu hỏi liên quan đến vấn đề thực tiễn + Bước 1: Xác định mục tiêu bài học. 13 ▲ Hình. Minh họa Em hãy tra cứu từ sách vở, tạp chí hay internet để: a) Tìm hiểu nguyên tố này là gì, tên gọi và kí hiệu hoá học được viết như thế nào; b) Giới thiệu vài ứng dụng trong đời sống của cả hai vật thể nêu trên. - Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi của GV đưa ra. - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết - Chốt lại vấn đề: a) Kim cương và than chì (graphite) đều được tạo nên từ nguyên tố carbon, kí hiệu hoá học là C. b) Kim cương được dùng chủ yếu để chế tạo mũi dao cắt kim loại, thuỷ tinh, Ngoài ra, kim cương còn được sử dụng trong trang sức, đá quý, Còn than chì (graphite) được dùng làm nhiên liệu đốt cung cấp nhiệt lượng, chế tạo điện cực, bút chì, Ví dụ 2. Bài: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát hình và thảo luận để giải quyết các vấn đề trong phiếu học tập. Trong khí thải nhà máy ở hình bên có nhiều chất. Theo em, đó là chất gì? Chúng là đơn chất hay hợp chất? Biết mỗi chất đều có cấu tạo gồm nguyên tố oxygen và nguyên tố khác. 15 Giáo viên chia học sinh thành 4 nhóm lớn, phát phiếu học tập, tổ chức thực hiện học tập theo góc: + Góc 1: Câu 1. Khi thổi một quả bóng bay bằng hơi thở của chúng ta thì bóng bay chỉ bay là là trên nền nhà, nhưng nếu bơm vào bóng một chất khí X thì bóng bay sẽ bay lên cao nếu ta không giữ chặt. Em hãy tìm hiểu thông tin chất khí nói trên và những ứng dụng khác của khí này trong đời sống. ▲ Hình. Bóng bay + Góc 2: Câu 2. Mặt Trời chứa khoảng 73% hydrogen và 25% helium, còn lại là các nguyên tố hoá học khác. a) Phần trăm của các nguyên tố hoá học ngoài hydrogen và helium có trong Mặt Trời là bao nhiêu? b) Một trong các nguyên tố khác có trong Mặt Trời là neon. Hạt nhân nguyên tử neon có 10 proton. Hãy cho biết số electron trong lớp vỏ nguyên tử neon. Hãy vẽ mô hình mô tả nguyên tử neon. ▲ Hình. Mặt Trời + Góc 3: Câu 3. Quan sát hình, cho biết: a) Nguyên tố nào chiếm hàm lượng cao nhất trong vỏ Trái Đất? b) Nguyên tố nào chiếm tỉ lệ phần trăm lớn nhất trong cơ thể người? 17
File đính kèm:
- skkn_xay_dung_tuyen_chon_va_su_dung_he_thong_bai_tap_thuc_ti.docx
- SKKN Xây dựng, tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn trong dạy và học giúp nâng cao chất.pdf