SKKN Phương pháp giải bài tập chương III môn Khoa học tự nhiên Lớp 7

Giáo dục là hình thức học tập hay một cách tiếp thu kiến thức theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn hoặc cũng có thể thông qua tự học.

Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế (Điều 2 Luật Giáo dục).

Là giáo viên trực tiếp giảng dạy trong nhà trường THCS, hơn nữa môn KHTN mà tôi đang giảng dạy là môn học thực nghiệm, bên cạnh việc đòi hỏi kỹ năng thực hành rất cao, sức sáng tạo lớn còn đòi hỏi kĩ năng vận dụng những kiến thức lý thuyết trên lớp để giải quyết các bài toán, các hiện tượng thực tế. Song trong quá trình dạy học tại trường, tôi nhận thấy học sinh còn chưa nhận thấy được sự quan trọng của việc vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống được cụ thể hóa trong các bài tập, mà đối với HS bài tập chỉ đơn giản là đáp án, là con số, giải bài tập còn rập khuôn, máy móc, chưa chủ động sáng tạo, chưa tự lực giải quyết các nhiệm vụ học tập dưới sự điều khiển của giáo viên, nhiều học sinh chưa có kỹ năng vận dụng toán học để giải bài tập môn KHTN.

Bài tập môn KHTN rất đa dạng và phức tạp, nhiều bài tập có sự liên quan đến kiến thức chuyên môn của nhiều bộ môn khác. Chính vì vậy, mỗi giáo viên khi giảng dạy cần phải có sự đầu tư cho mỗi dạng bài tập, có sự kiên nhẫn giúp đỡ học sinh hiểu một cách cặn kẽ về mỗi dạng bài, nắm vững kiến thức và tự tin mỗi khi giải bài tập để từ đó các em yêu thích môn học hơn.

docx 36 trang Diệu Minh 07/11/2024 981
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp giải bài tập chương III môn Khoa học tự nhiên Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phương pháp giải bài tập chương III môn Khoa học tự nhiên Lớp 7

SKKN Phương pháp giải bài tập chương III môn Khoa học tự nhiên Lớp 7
 MỤC LỤC
 Trang
Phần 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................3
 1. Mục đích của sáng kiến.....................................................................................3
 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến......................................................5
3. Đóng góp của sáng kiến nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn KHTN 
lớp 7 ở trường THCS.............................................................................................6
 Phần 2. NỘI DUNG.............................................................................................7
Chương 1: Khái quát thực trạng việc giải bài tập chương III môn KHTN lớp 7
 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến...............................................................................7
2. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến............................................................................9
 Chương 2: Những giải pháp đã được áp dụng thử tại đơn vị.......................11
1. Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy.............................................................11
2. Phân loại dạng bài tập......................................................................................15
3. Phương pháp giải từng loại bài tập cụ thể.......................................................15
3.1. Loại bài tập trắc nghiệm khách quan............................................................15
 3.1.1. Dạng: Câu hỏi nhiều lựa chọn...................................................................15
 3.1.2. Dạng: Câu điền khuyết..............................................................................16
 3.1.3. Dạng: Câu đúng sai...................................................................................17
 3.1.4. Dạng: Câu ghép đôi...................................................................................18
3.2. Loại bài tập tự luận.......................................................................................18
3.2.1. Dạng: Bài tập định tính..............................................................................18
 3.2.2. Dạng: Bài tập định lượng..........................................................................19
3.2.3. Dạng: Bài tập đồ thị...................................................................................24
3.2.4. Dạng: Bài tập thí nghiệm...........................................................................26
 Chương 3: Kiểm chứng các giải pháp đã triển khai của sáng kiến..............27
 Phần 3. KẾT LUẬN .........................................................................................28
 1. Những vấn đề quan trọng được đề cập đến của sáng kiến..............................28
 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến khi được triển khai....................................29
 3. Kiến nghị với các cấp quản lý.........................................................................30
 Phần 4. PHỤ LỤC.............................................................................................31
 1 Phần 1. MỞ ĐẦU
 1. Mục đích của sáng kiến.
 Khoa học tự nhiên (KHTN) là môn học được xây dựng và phát triển trên 
nền tảng của Vật lý, Hoá học, Sinh học và Khoa học Trái Đất,... Đồng thời, sự 
tiến bộ của nhiều ngành khoa học khác liên quan như Toán học, Tin học,... cũng 
góp phần thúc đẩy sự phát triển không ngừng của KHTN.
 Môn KHTN là môn học bắt buộc ở cấp THCS, có ý nghĩa quan trọng đối 
với sự phát triển toàn diện của HS, giúp HS phát triển và hoàn thiện các phẩm 
chất, năng lưc, tri thức đã hình thành cở cấp Tiểu học để tiếp tục học lên cấp 
THPT, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
 Cùng với các môn học khác, môn KHTN hình thành và phát triển cho HS 
các phẩm chất chủ yếu đã được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng 
thể, bao gồm những phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách 
nhiệm. Môn KHTN góp phần chủ yếu trong việc hình thành và phát triển thế 
giới quan khoa học của HS; đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục HS 
phẩm chất tự tin, trung thực, khách quan, tình yêu thiên nhiên, tôn trọng và biết 
vận dụng các quy luật của tự nhiên, để từ đó biết ứng xử với thế giới tự nhiên 
phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.
 Môn KHTN hình thành và phát triển cho HS những năng lực chung: năng 
lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; góp 
phần hình thành và phát triển một số năng lực khác như: năng lực ngôn ngữ, 
năng lực tính toán, năng lực công nghệ, năng lực tin học; góp phần phát triển 
năng lực học tập suốt đời. Bên cạnh đó, môn KHTN hình thành và phát triển cho 
HS các năng lực chuyên môn về tìm hiểu tự nhiên. Thông qua phương pháp dạy 
học tích cực hoá hoạt động của người học, nhấn mạnh quá trình chủ động trong 
việc chiếm lĩnh tri thức khoa học của HS để hình thành và phát triển các kỹ năng 
thực hành và kỹ năng tiến trình: quan sát, đặt câu hỏi và trả lời, lập luận, dự 
đoán, chứng minh hay bác bỏ giả thuyết bằng thực hành, mô hình hoá, giải 
thích, vận dụng, tổng hợp kiến thức khoa học để giải quyết các vấn đề trong 
cuộc sống.
 3 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến.
 Việc giải bài tập giúp củng cố đào sâu, mở rộng những kiến thức cơ bản 
của bài giảng, xây dựng củng cố kỹ năng kỹ xảo vận dụng lý thuyết vào thực 
tiễn, là biện pháp quý báu để phát triển năng lực tư duy của học sinh, có tác 
dụng sâu sắc về mặt giáo dục tư tưởng, đạo đức lớn. Vì thế trong việc giải bài 
tập mục đích cơ bản cuối cùng không phải chỉ tìm ra đáp số, mà người làm bài 
tập hiểu được sâu sắc hơn các khái niệm, vận dụng chúng vào những vấn đề 
thực tế trong cuộc sống.
 Dựa trên thực tiễn giảng dạy thấy được rằng HS gặp rất nhiều khó khăn 
trong việc nhận dạng và giải bài tập môn KHTN nói chung và đối với phân môn 
Vật lý nói riêng. Cụ thể đối với khối lớp 7 của trường THCS Phú Lâm học sinh 
nắm được nội dung lý thuyết của bài học, thuộc lòng các đại lượng và công thức 
nhưng lại gặp khó khăn khi giải quyết các bài tập, đặc biệt là các bài tập suy 
luận logic, bài tập mang tính thực tiễn, gắn liền với cuộc sống. Chương III là 
chương mở đầu của phân môn Vật lý cũng là nội dung kiến thức trọng tâm mà 
học sinh được học trong học kì I. Chính vì vậy để nâng cao được kết quả học tập 
của học sinh ở học kì I cần phải có “Phương pháp giải bài tập chương III môn 
Khoa học tự nhiên lớp 7” và đây cũng là điểm mới của sáng kiến. Sáng kiến hệ 
thống hóa nội dung kiến thức đã học của chương III, đưa ra được các dạng bài 
tập và phương pháp giải của từng dạng, vận dụng vào giải các bài tập điển hình 
để học sinh dễ nhận biết và làm theo khi gặp dạng bài tương tự.
 Giúp HS lớp 7 có phương pháp giải bài tập chương III môn KHTN một 
cách đúng đắn, giúp HS nắm vững và khắc sâu kiến thức được học. Từ đó sẽ 
giúp học sinh cảm thấy học môn KHTN dễ dàng hơn. Học sinh sẽ càng yêu 
thích môn học, đó là một động lực để phát huy triệt để tính tích cực, chủ động và 
sáng tạo, niềm say mê học tập của học sinh. Hơn thế nữa giúp nâng cao chất 
lượng giảng dạy của bộ môn. Giúp học sinh phát triển và hoàn thiện các phẩm 
chất, năng lực. Sáng kiến đã được tôi áp dụng ngay từ đầu năm học 2022-2023 
và đã đạt hiệu quả trong quá trình dạy học. Và đây sẽ là cơ sở để các thầy cô dạy 
môn KHTN lớp 7 có thể áp dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
 5 Phần 2. NỘI DUNG
 Chương 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VIỆC GIẢI BÀI TẬP 
CHƯƠNG III MÔN KHTN LỚP 7.
 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến.
 Giáo dục là hình thức học tập hay một cách tiếp thu kiến thức theo đó kiến 
thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này 
sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường 
diễn ra dưới sự hướng dẫn hoặc cũng có thể thông qua tự học.
 Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo 
đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng 
lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý 
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng 
tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng 
nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập 
quốc tế (Điều 2 Luật Giáo dục).
 Là giáo viên trực tiếp giảng dạy trong nhà trường THCS, hơn nữa môn 
KHTN mà tôi đang giảng dạy là môn học thực nghiệm, bên cạnh việc đòi hỏi kỹ 
năng thực hành rất cao, sức sáng tạo lớn còn đòi hỏi kĩ năng vận dụng những 
kiến thức lý thuyết trên lớp để giải quyết các bài toán, các hiện tượng thực tế. 
Song trong quá trình dạy học tại trường, tôi nhận thấy học sinh còn chưa nhận 
thấy được sự quan trọng của việc vận dụng kiến thức để giải quyết các tình 
huống được cụ thể hóa trong các bài tập, mà đối với HS bài tập chỉ đơn giản là 
đáp án, là con số, giải bài tập còn rập khuôn, máy móc, chưa chủ động sáng tạo, 
chưa tự lực giải quyết các nhiệm vụ học tập dưới sự điều khiển của giáo viên, 
nhiều học sinh chưa có kỹ năng vận dụng toán học để giải bài tập môn KHTN.
 Bài tập môn KHTN rất đa dạng và phức tạp, nhiều bài tập có sự liên quan 
đến kiến thức chuyên môn của nhiều bộ môn khác. Chính vì vậy, mỗi giáo viên 
khi giảng dạy cần phải có sự đầu tư cho mỗi dạng bài tập, có sự kiên nhẫn giúp 
đỡ học sinh hiểu một cách cặn kẽ về mỗi dạng bài, nắm vững kiến thức và tự tin 
mỗi khi giải bài tập để từ đó các em yêu thích môn học hơn.
 7 2. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến.
 2.1. Quan điểm chỉ đạo và thực hiện.
 Ngày 18/8/2022, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Chỉ thị số 1112/CT- 
BGDĐT về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023. Theo đó, năm 
học 2022-2023, ngành Giáo dục tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội 
đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch 
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; Nghị quyết của Chính phủ về 
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu 
toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội 
và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giáo 
dục và đào tạo. Ngành Giáo dục xác định chủ đề năm học 2022-2023 là “Đoàn 
kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, 
củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”.
 Thông qua các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Bắc Ninh, 
Phòng GD&ĐT Tiên Du, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của trường 
THCS Phú Lâm, thì việc nâng cao chất lượng dạy và học của các môn học là 
một trong những yêu cầu thiết yếu, trọng tâm của năm học. Nhận thức rõ vai trò, 
tầm quan trọng của việc giúp HS nhận dạng và làm bài tập của chương III môn 
KHTN lớp 7 để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, tôi đã tìm ra được biện 
pháp và áp dụng thử tại đơn vị bước đầu có kết quả.
 2.2. Thực trạng ban đầu.
 2.2.1. Kết quả khảo sát ban đầu.
 Lớp Sĩ số Chưa Đạt Đạt Khá Tốt
 SL % SL % SL % SL %
 7A 39 2 5,13 15 38,46 16 41,03 6 15,38
 7B 39 7 17,95 21 53,85 10 25,64 1 2,56
 7C 39 10 25,64 24 61,54 5 12,82 0 0
 7D 39 8 20,51 19 48,72 11 28,21 1 2,56
 Tổng 156 27 17,31 79 50,64 42 26,92 8 5,13
 9 1
 1 m/s = 3,6 km/h ; 1km/h = m/s
 3, 6
 Sơ đồ tư duy bài học
 1.2. Bài: Đo tốc độ.
 Để đo tốc độ chuyển động, cần đo độ dài và đo thời gian. Để đo thời gian 
có thể sử dụng đồng hồ bấm giây hoặc cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian 
hiện số.
 Các thiết bị bắn tốc độ được sử dụng để đo tốc độ của các phương tiện 
giao thông đường bộ.
 Sơ đồ tư duy bài học
 12 1.5. Sơ đồ tư duy tổng kết chương III – Tốc độ.
 14 tròn chữ cái trước một câu được chọn hoặc ghi lại chữ cái trước câu. Tùy theo 
phần dẫn yêu cầu mà phần trả lời chỉ có thể là một đáp án duy nhất đáp án đúng 
và có thể toàn bộ đáp án là đúng hoặc sai ( trường hợp này rất ít xảy ra).
 Ví dụ:
 Câu 1. Công thức tính tốc độ là:
 t s s
 A. v s.t B. v C. v D. v 
 s t t 2
 Câu 2. Ô tô chạy trên đường cao tốc 
có biển báo tốc độ như H11.2 với tốc độ v 
nào sau đây là an toàn?
A. Khi trời mưa: 100 km/h < v < 120 km/h.
B. Khi trời nắng: 100 km/h < v < 120 km/h.
C. Khi trời mưa: 100 km/h < v < 110 km/h.
D. Khi trời nắng: v > 120 km/h.
 Câu 3. Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của tốc độ?
 A. m/s B. km/h C. s/cm D. km/min
 Câu 4: Dụng cụ nào dùng để đo tốc độ của các phương tiện giao thông 
như ô tô, xe máy?
 A. Tốc kế B. Nhiệt kế C. Đồng hồ bấm giây D. Thước
 Đáp án: Câu 1. C; Câu 2. B; Câu 3. C; Câu 4. A.
 3.1.2. Dạng: Câu điền khuyết.
 Câu điền khuyết là những câu còn lại một hay nhiều chỗ trống mà các em 
phải lựa chọn từ, cụm từ thích hợp để điền vào được câu có nội dung đúng. Với 
dạng này các em phải đọc hết cả câu rồi mới điền vào.
 Ví dụ:
 Câu 1. Tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống: 
 a) 10 m/s = ?... km/h.
 b) ?... km/h = 15 m/s.
 c) 45 km/h = ?... m/s.
 d) 120 cm/s = ?... m/s = ?... km/h.
 16 3.1.4. Dạng: Câu ghép đôi.
 Dãy bên trái là các câu chưa hoàn chỉnh, dãy bên phải là phần trả lời gồm 
các câu trả lời hoặc các mệnh đề để hoàn chỉnh câu dẫn. Các em phải đọc hết 
phần dẫn và phần trả lời rồi ghép chúng lại bằng một gạch nối: câu dẫn với câu 
trả lời thích hợp để câu có nội dung đúng.
 Ví dụ: Ghép một nội dung ở cột A với một nội dung phù hợp ở cột B.
 A B
 1. Tốc độ chuyển động cho a) đơn vị độ dài và đơn vị thời gian.
 biết b) m/s và km/h.
 2. Tốc độ chuyển động được c) sự nhanh, chậm của chuyển 
 xác định bằng động.
 3. Đơn vị tốc độ phụ thuộc d) quãng đường đi được trong một 
 vào đơn vị thời gian.
 4. Đơn vị của tốc độ là
 Đáp án: 1 - c; 2 - d; 3 – a; 4 – b.
 3.2. Loại bài tập tự luận.
 3.2.1. Dạng: Bài tập định tính.
 Đây là loại bài tập mà các em phải tự viết trọn vẹn câu trả lời. Những bài 
tập loại này thường khó vì ngoài việc nắm chắc nội dung Vật lý của câu hỏi và 
câu trả lời, các em còn phải biết diễn đạt các câu trả lời một cách ngắn gọn 
nhưng phải đầy đủ và đúng ngữ pháp.
 Ví dụ:
 Câu 1. Tại sao cách đo tốc độ trong phòng thí nghiệm không phải là cách 
đo trực tiếp?
 Đáp án: Vì chỉ đo được trực tiếp các đại lượng quãng đường và thời gian,
 s
còn muốn biết tốc độ phải thông qua công thức liên hệ v mới tính được. Nên
 t
cách đo đó gọi là cách đo gián tiếp.
 Câu 2. Hãy mô tả các bước để đo tốc độ chuyển động thẳng của một bạn 
học sinh chạy cự li ngắn trong giờ kiểm tra môn Thể dục.
 18 Khi xác định được đại lượng cần tìm ở bước 1, phải hướng dẫn học sinh xác 
định được dùng công thức nào để tìm đại lượng đó và lập được sơ đồ giải.
 Bước 3: Vận dụng các công thức để giải các bài toán.
 Ở bước này học sinh phải trình bày trọn vẹn cách giải một bài toán bằng 
phương pháp vật lý. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách giải như sau:
 - Phải có lời giải cho bài toán
 - Phải áp dụng công thức:
 + Tính quãng đường vật đi được khi biết tốc độ, thời gian thì:
 s 
 Áp dụng công thức (ADCT): v s v.t 
 t
 + Tính thời gian khi biết tốc độ và quãng đường thì:
 s s 
 ADCT: v t 
 t v
 Cần tập cho học sinh thói quen giải bằng chữ và chỉ thay giá trị bằng số 
của các đại lượng trong biểu thức cuối cùng. Thực hiện cẩn thận đối với các con 
số, các phép tính toán, đảm bảo giá trị của kết quả đều có ý nghĩa.
 Bước 4: Kiểm tra và biện luận kết quả.
 Ở bước này, cần kiểm tra lại kết quả cuối cùng, có đúng chưa? Có phù 
hợp với điều kiện của đề bài đưa ra hoặc là thực tế hay không?. Kiểm tra lại các 
bước giải, độ chính xác của các con số.
 Trong thực tế, việc giải bài tập định lượng không nhất thiết phải rập 
khuôn, thực hiện cứng nhắc các bước, đặc biệt là ở bước 2 và 3. Sự rập khuôn sẽ 
làm mất đi tính sáng tạo của bài giải, đôi khi là kém hiệu quả, dài dòng.
 Ngoài ra để giúp HS nắm chắc phương pháp giải bài tập Chương III – Tốc 
độ cho học sinh trường THCS Phú Lâm tôi có các giải pháp thay thế như:
 - Phát huy vai trò thảo luận nhóm trong quá trình học tập.
 - Tăng cường làm các bài tập tại lớp và giao bài tập về nhà để HS làm.
 - Tiến hành làm mẫu nhiều lần cho học sinh quan sát.
 - Tạo những câu hỏi có tính vấn đề để học sinh tìm hiểu và trả lời.
 - Tổ chức các trò chơi trong tiết học để khơi gợi hứng thú cho HS.
 20

File đính kèm:

  • docxskkn_phuong_phap_giai_bai_tap_chuong_iii_mon_khoa_hoc_tu_nhi.docx
  • pdfSKKN Phương pháp giải bài tập chương III môn Khoa học tự nhiên Lớp 7.pdf