Giải pháp Vận dụng các kênh hình, phương tiện dạy học vào môn Khoa học tự nhiên 7 giúp học sinh hứng thú trong học tập bộ môn
Môn KHTN 7 là một bộ mới của chương trình GDPT 2018 đang được bộ Giáo dục triển khai thực hiện trên cả nước. Bản thân tôi có chuyên môn Hóa học, đươc Ban giám hiệu tin tưởng giao phụ trách bộ môn KHTN 7 ở 2 lớp 7a1 và 7a3 ( trên tổng 3 lớp khối 7 của trường). Dù đã được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nhưng bản thân không khỏi có những bỡ ngỡ và khó khăn nhất định khi thực hiện giảng dạy bộ môn này.
Bộ môn KHTN 7 là môn mới, hiện tại đơn vị trường vẫn chưa bổ sung đủ các đồ dùng dạy học phục vụ cho giảng dạy bộ môn. Bên cạnh đó, nội dung của bộ môn KHTN 7 lại là nội dung về các nguyên tử ( phần hóa), âm, ánh sáng, từ (phần lý), tế bào, trao đổi chất ở thực vật, động vật, sinh trưởng, phát triển, sinh sản của thực vật (phần Sinh),…các nội dung hầu hết HS sẽ không nhìn thấy được bằng mắt thường mà cần phải có hình ảnh phóng đại dưới kính hiển vi, vì vậy nếu GV không sử dụng các hình ảnh, video clip minh họa cho bài giảng thì HS sẽ rất khó hình dung được nội dung bài, khó tưởng tượng được đối tượng mình đang nghiên cứu, học tập.
Do đó để soạn một tiết dạy đạt hiệu quả cao thì việc vận dụng các kênh hình, phương tiện dạy học ( như Phim, ảnh, thu âm, đóng gói, Hyper link, Flash,…) là một xu hướng tất yếu của giáo viên. Chính vì vậy, để bản thân luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, để học sinh của tôi có được những tiết học hấp dẫn nhất, tôi luôn tìm tòi, học hỏi.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp Vận dụng các kênh hình, phương tiện dạy học vào môn Khoa học tự nhiên 7 giúp học sinh hứng thú trong học tập bộ môn
Vận dụng các kênh hình, phương tiện dạy học vào môn Khoa học tự nhiên 7 giúp học sinh hứng thú trong học tập bộ môn 1. Lý do chọn giải pháp Môn KHTN 7 là một bộ mới của chương trình GDPT 2018 đang được bộ Giáo dục triển khai thực hiện trên cả nước. Bản thân tôi có chuyên môn Hóa học, đươc Ban giám hiệu tin tưởng giao phụ trách bộ môn KHTN 7 ở 2 lớp 7a1 và 7a3 ( trên tổng 3 lớp khối 7 của trường). Dù đã được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nhưng bản thân không khỏi có những bỡ ngỡ và khó khăn nhất định khi thực hiện giảng dạy bộ môn này. Bộ môn KHTN 7 là môn mới, hiện tại đơn vị trường vẫn chưa bổ sung đủ các đồ dùng dạy học phục vụ cho giảng dạy bộ môn. Bên cạnh đó, nội dung của bộ môn KHTN 7 lại là nội dung về các nguyên tử ( phần hóa), âm, ánh sáng, từ (phần lý), tế bào, trao đổi chất ở thực vật, động vật, sinh trưởng, phát triển, sinh sản của thực vật (phần Sinh),các nội dung hầu hết HS sẽ không nhìn thấy được bằng mắt thường mà cần phải có hình ảnh phóng đại dưới kính hiển vi, vì vậy nếu GV không sử dụng các hình ảnh, video clip minh họa cho bài giảng thì HS sẽ rất khó hình dung được nội dung bài, khó tưởng tượng được đối tượng mình đang nghiên cứu, học tập. Do đó để soạn một tiết dạy đạt hiệu quả cao thì việc vận dụng các kênh hình, phương tiện dạy học ( như Phim, ảnh, thu âm, đóng gói, Hyper link, Flash,) là một xu hướng tất yếu của giáo viên. Chính vì vậy, để bản thân luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, để học sinh của tôi có được những tiết học hấp dẫn nhất, tôi luôn tìm tòi, học hỏi. Xuất phát từ thực tế đó tôi đã quyết định chọn nội dung “Vận dụng các kênh hình, phương tiện dạy học vào môn Khoa học tự nhiên 7 giúp học sinh hứng thú trong học tập bộ môn”. Đây là nội dung được trình bày dựa trên những kinh nghiệm thực tế của bản thân trong thời gian soạn giảng và giảng dạy bộ môn KHTN 7. 2. Nội dung giải pháp: a. Vận dụng vào phần khởi động Để mở đầu bài học kích thích và gợi mở tinh thần học tập của học sinh, giáo viên có thể tiến hành tổ chức các trò chơi khởi động: trò chơi ô chữ, nhìn hình đoán chữ, Để hoạt động có hiệu quả, hấp dẫn hơn thì giáo viên có thể sử dụng các hình ảnh, clip, phương tiện dạy học minh họa cho trò chơi. Giáo viên sử dụng hình ảnh minh họa để học sinh dễ hình dung và tập trung vào câu hỏi. Từ cách đặt vấn đề, học sinh sẽ có những câu trả lời khác nhau. Giáo viên dẫn dắt học sinh để có câu trả lời đúng nhất, cùng tìm hiểu bài mới: Bài 8: Tốc độ chuyển động. VD: Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, GV đặt vấn đề “ Để tồn tại các động vật đã lấy môi trường những gì? Nếu chỉ đặt câu hỏi đơn thuần, không có hình ảnh thì học sinh rất khó hiểu định hướng câu trả lời giáo viên cần là gì. Khi giáo viên kèm câu hỏi là hình ảnh trực quan thì học sinh ngay lập tức có thể trả lời câu hỏi giáo viên. - Bản thân cũng đã tìm các clip, hình ảnh hỗ trợ cho phần đặt vấn đề, để thu hút học sinh thích thú khám phá bài học: c. Vận dụng vào phần tìm hiểu kiến thức mới Trong khi giảng dạy các nội dung bài học môn KHTN 7, có rất nhiều nội dung trừu tượng, kích thước rất bé, mắt thường không nhìn thấy được: Nguyên tử, từ trường, tế bào lá, khí khổng, mạch gỗ, lông hút của rễ,Nếu giáo viên không sử dụng các hình ảnh, các clip minh họa cho đối tượng đang nói đến thì học sinh rất khó hình • Giáo viên sử dụng hình ảnh, phương tiện dạy học vào giảng dạy d. Vận dụng kênh hình để mở rộng, liên hệ thực tiễn giúp HS bổ sung kiến thức thực tiễn liên quan bài học. Bên cạnh việc giảng dạy theo nội dung mục tiêu, yêu cầu cần đạt của từng bài, giáo viên cũng cần chú trọng việc liên hệ thực tiễn, mở rộng cho học sinh về nội dung kiến thức các em vừa được học, như vậy sẽ giúp các em thấy được mối liên hệ giữa bài học và thực tiễn cuộc sống, từ đó sẽ hứng thú hơn trong học tập bộ môn. Đôi khi, việc liên hệ thực tiễn của giáo viên mang tính chất thông báo qua một vài câu nói lại không mang lại hiệu quả cần hướng đến, mà cần có minh chứng bằng các hình ảnh, clip phản ánh đúng thực tế các em sẽ thấy tính thật của vấn đề giáo viên đang mở rộng, liên hệ. VD: Cho HS xem video clip về nguồn gốc của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. - Qua quá trình bản thân tôi vận dụng các kênh hinh, phương tiện dạy học vào giảng dạy bộ môn KHTN 7 tôi nhận thấy bước đầu có những tín hiệu khả quan về thái độ học tập của học sinh, mức độ tiếp thu của các em cũng có sự tiến bộ rõ. - Các bài giảng của tôi cũng trở nên sinh động, trực quan hơn, hỗ trợ tôi trong quá trình diễn giải các nội dung thông qua hình ảnh, video clip. - Về chất lượng bộ môn: Học sinh lớp tôi đảm nhận có sự tiến bộ dần trong học tập + Trung bình môn HKI : 94, 44%. + Trung bình môn HKII: 100%.
File đính kèm:
- giai_phap_van_dung_cac_kenh_hinh_phuong_tien_day_hoc_vao_mon.docx