Báo cáo sáng kiến Vận dụng phương pháp giáo dục STEM vào giảng dạy một số chủ đề Vật lý trong môn Khoa học tự nhiên cấp THCS
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, mục tiêu của chương trình nhằm để trả lời cho câu hỏi: Học xong chương trình học sinh làm được gì? Chính vì vậy mà cần phải đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cần phải gắn nội dung bài học với những vấn đề thực tiễn và giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh tìm hiểu và giải quyết được vấn đề, thông qua đó tiếp thu tri thức một cách chủ động. Giáo dục STEM cũng xuất phát từ vấn đề nảy sinh trong thực tiễn được xây dựng thành các chủ đề/bài học STEM, thông qua việc giáo viên tổ chức các hoạt động học sẽ giúp học sinh tìm ra được những giải pháp để giải quyết vấn đề mà chủ đề/bài học STEM nêu ra.
STEM là cụm từ viết tắt các chữ cái đầu của các từ trong tiếng Anh: Science-Khoa học, Technology-Công nghệ, Engineering-Kĩ thuật, Mathematics - Toán học. Giáo dục STEM là một mô hình giáo dục ra đời vào những năm 90 của thế kỉ XX. Nó là mô hình theo đuổi triết lí giáo dục tích hợp, hướng vào việc hình thành cho người học kiến thức nền tảng rộng, liên lĩnh vực và đặc biệt chú trọng tới hình thành và phát triển ở người học năng lực hoạt động thực tiễn. Tích hợp trong giáo dục STEM không dàn trải trên phạm vi rộng lớn mà tập trung vào 4 lĩnh vực cụ thể là khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học. Những lĩnh vực khoa học này được thiết kế lồng ghép, đan xen vào nhau trong các nhiệm vụ học tập gắn với thực tiễn. Quá trình học tập của người học chủ yếu theo phương thức làm việc, thực hành, trải nghiệm và hợp tác. Thông qua hoạt động thực tiễn, người học tự khám phá, phát hiện ra tri thức khoa học và điều quan trọng hơn là người học hình thành, phát triển được các kĩ năng tìm tòi, thí nghiệm, khai thác và ứng dụng công nghệ, thiết kế kĩ thuật, tư duy và tính toán.
Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động trải nghiệm sáng tạo với quy mô toàn trường cũng như việc vận dụng phương pháp STEM vào các tiết học ở những môn học thuộc lĩnh vực tự nhiên còn hạn chế, nhiều cán bộ quản lý, giáo viên chưa được tập huấn kỹ và chưa thể hiểu rõ về STEM và chủ đề dạy học theo STEM.
Xuất phát từ thực trạng trên tôi mạnh dạn vận dụng phương pháp STEM tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở một số chủ đề Vật lý trong quá trình giảng dạy môn KHTN ở trường THCS Nguyễn Huệ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo sáng kiến Vận dụng phương pháp giáo dục STEM vào giảng dạy một số chủ đề Vật lý trong môn Khoa học tự nhiên cấp THCS
1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến huyện Đại Lộc. Tôi kính đề nghị Hội đồng công nhận sáng kiến như sau: Tỷ lệ (%) đóng góp vào Nơi công tác Trình độ việc tạo ra Ngày tháng Chức TT Họ và tên (hoặc nơi chuyên sáng kiến năm sinh danh thường trú) môn (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) 1 Nguyễn Khương 10/07/1983 Trường THCS Giáo viên ĐHSP 100% Vũ Nguyễn Huệ Vật lý Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: Vận dụng phương pháp giáo dục STEM vào giảng dạy một số chủ đề Vật lý trong môn Khoa học tự nhiên cấp THCS. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến): - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục. - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: ngày 15 tháng 09 năm 2023. Hồ sơ đính kèm: + Báo cáo sáng kiến. + Các hình ảnh hoạt động, sản phẩm của học sinh khối 6,7. Chúng tôi/ tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đại Lãnh, ngày 22 tháng 03 năm 2024 Người nộp đơn Nguyễn Khương Vũ 3 2.1. Các bước và cách thức thực hiện giải pháp: + Giáo dục STEM là gì? Giáo dục STEM là phương pháp tiếp cận, khám phá trong giảng dạy và học tập giữa hai hay nhiều hơn các môn học STEM, hoặc giữa một chủ đề STEM và một hoặc nhiều môn học khác trong nhà trường. Theo Howard-Brown và Martinez (chuyên gia giáo dục Mỹ), phương pháp giải quyết vấn đề trong dạy học sẽ cho phép sự liên môn giữa các lĩnh vực nói trên. STEM trong trường phổ thông được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học. Những kiến thức và kĩ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống thường ngày. Những sản phẩm này không nhất thiết phải là sản phẩm mới, đừng suy nghĩ rằng các em phải tạo ra điều gì đó mới mẻ mới là STEM, như vậy các em đã là những nhà sáng chế rồi, tất nhiên nếu tạo ra sản phẩm mới thì càng tốt. + Học STEM như thế nào? Một trong những phương pháp dạy và học mang lại hiệu quả cao nhất cho giáo dục STEM là phương pháp “Học qua hành” -“Learning by doing”. Phương pháp “Học qua hành” giúp học sinh có được kiến thức từ kinh nghiệm thực hành chứ không phải chỉ từ lý thuyết. Bằng cách xây dựng các bài giảng theo chủ đề và dựa trên thực hành, học sinh sẽ được hiểu sâu về lý thuyết, nguyên lý thông qua các hoạt động thực tế. Chính các hoạt động thực tế này sẽ giúp học sinh nhớ kiến thức lâu hơn, sâu hơn. Học sinh sẽ được làm việc theo nhóm, tự thảo luận tìm tòi kiến thức, tự vận dụng kiến thức vào các hoạt động thực hành rồi sau đó có thể truyền đạt lại kiến thức cho người khác. Với cách học này, giáo viên không còn là người truyền đạt kiến thức nữa mà sẽ là người hướng dẫn để học sinh tự xây dựng kiến thức cho chính mình. + Các hoạt động thực hiện bài học STEM Bài học STEM được xây dựng dựa theo quy trình thiết kế kĩ thuật với tiến trình 8 bước: xác định vấn đề; nghiên cứu kiến thức nền; đề xuất các giải pháp; lựa chọn giải pháp; chế tạo mô hình (nguyên mẫu); thử nghiệm, đánh giá; chia sẻ thảo luận; điều chỉnh thiết kế. Cấu trúc bài học STEM có thể được chia thành 5 hoạt động chính, thể hiện 5 2.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại: Từ những kiến thức đã được học ở bộ môn Khoa học tự nhiên cấp THCS, các kiến thức căn bản từ các môn học khác và những nguyên liệu có sẵn tại nhà, giáo viên có thể gợi ý, hướng dẫn cho các em tạo ra các mô hình, dụng cụ học tập vừa dễ làm, vừa trải nghiệm các kiến thức đã học trong lý thuyết và tăng thêm niềm say mê, hứng thú, khơi dậy trong học sinh tư duy sáng tạo khoa học. Sau đây là một số nội dung các hoạt động STEM được tổ chức trong dạy học ở một số chủ đề Vật lý trong môn KHTN cấp THCS. 2.3.1. Chủ đề: Các phép đo – KHTN 6 Bài 7: Đo thời gian Hoạt động vận dụng: CHẾ TẠO ĐỒNG HỒ ĐO THỜI GIAN a. Mục đích của hoạt động - Học sinh nắm vững yêu cầu thiết kế đồng hồ: Đo được thời gian. - Học sinh hình thành kiến thức đo thời gian, đề xuất được giải pháp và xây dựng bản đồng hồ đo thời gian. - Học sinh dựa vào bản thiết kế đã lựa chọn để chế đồng hồ đo thời gian đảm bảo yêu cầu đặt ra. - Các nhóm học sinh giới thiệu đồng hồ đo thời gian bằng vật liệu trước lớp, chia sẻ về kết quả thử nghiệm, thảo luận và định hướng cải tiến sản phầm. b. Cách thức tổ chức * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: (Hoạt động 1: Xác định yêu cầu thiết kế, chế tạo + Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền) - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: + Nghiên cứu kiến thức trọng tâm: Đo thời gian + Xây dựng bản thiết kế đồng hồ theo yêu cầu; + Lập kế hoạch trình bày và bảo vệ bản thiết kế. * Thực hiện nhiệm vụ: (Hoạt động 3: Xây dựng bản thiết kế + Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm và đánh giá) - Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm: Tự đọc và nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, tìm kiếm thông tin trên Internet Có thể tham khảo cách làm: https://youtu.be/MIwKGWcCLMw- Làm đồng hồ đo thời gian từ chai nhựa cũ https://youtu.be/lpcuRWO5kho- Làm đồng hồ đo thời gian từ giấy bìa https://youtu.be/VjsVGNxR2FQ-Làm đồng hồ đo thời gian từ đĩa CD - Các nhóm đề xuất và thảo luận các ý tưởng ban đầu, thống nhất một phương án thiết kế tốt nhất. Xây dựng và hoàn thiện bản thiết kế đồng hồ - Học sinh tiến hành chế tạo, thử nghiệm và hoàn thiện sản phẩm theo nhóm. (học sinh thực hiện ngoài giờ lên lớp) * Báo cáo, thảo luận: (Hoạt động 5: Trình bày và thảo luận về sản phẩm) - Học sinh lựa chọn hình thức và chuẩn bị nội dung báo cáo, chia sẻ về kết quả thử nghiệm, thảo luận và định hướng cải tiến sản phầm. * Kết luận, nhận định: 7 - Yêu cầu HS tìm hiểu cách thiết kế tua bin gió, dựa vào bản hướng dẫn thiết kế ra tua bin gió của nhóm mình. Sử dụng tua bin gió nâng một vật và thiết kế cánh tua bin gió tạo ra năng lượng lớn nhất. * Thực hiện nhiệm vụ: (Hoạt động 3: Xây dựng bản thiết kế + Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm và đánh giá) + Học sinh hoạt động nhóm cùng thảo luận về quy trình, liệt kê các nguyên vật liệu cần sử dụng để chế tạo, lắp ráp mô hình tua bin gió theo phương án đã đề xuất. + Học sinh tiến hành chế tạo, lắp ráp mô hình tua bin gió, ghi lại những thay đổi, điều chỉnh so với thiết kế ban đầu. * Báo cáo, thảo luận: (Hoạt động 5: Trình bày và thảo luận về sản phẩm) - Các nhóm học sinh trưng bày sản phẩm của mình. Mỗi nhóm cử đại diện chia sẻ trao đổi về những điều chỉnh trong quá trình thiết kế, chia sẻ điều hài lòng và chưa hài lòng về sản phẩm của nhóm. - Học sinh nêu ý kiến về cách thức cải tiến sản phẩm, các nhóm học sinh khác và giáo viên có thể gợi ý thêm cho nhóm bạn phương án cải tiến sản phẩm. * Kết luận, nhận định: - Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả các nhóm và tổng kết đánh giá về khai thác năng lượng gió, các bộ phận chính của tua bin gió, sản phẩm của các nhóm theo các yêu cầu, tiêu chí đã đặt ra. Một số hình ảnh minh họa 2.3.3. Chủ đề: Tốc độ chuyển động – KHTN 7 Bài 11: Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông Hoạt động: Truyền thông về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông 9 Một số hình ảnh minh họa 2.3.4. Chủ đề: Âm thanh – KHTN 7 Bài 12,13: Sóng âm – Độ to và độ cao của âm CHỦ ĐỀ STEM : CHẾ TẠO NHẠC CỤ BẰNG VẬT LIỆU ĐƠN GIẢN ( Số tiết: 2 tiết) 1. Mô tả chủ đề: Âm thanh luôn dễ được nhận biết vì nó hiện hữu ở mọi nơi, xung quanh ta. Tuy nhiên, chỉ âm nhạc mới giúp cho con người được thư giãn. Âm nhạc được tạo nên từ các nhạc cụ, từ con người, nhưng có phải mọi âm tạo ra đều ứng với những nốt nhạc như chúng ta thường biết? Liệu chúng ta có thể tự mình tạo ra một sản phẩm nhạc cụ cho riêng mình, rồi tự biểu diễn, tự tận hưởng và đắm chìm vào bản nhạc mà mình yêu thích không? Thông qua chủ đề, học sinh sẽ tìm hiểu cách tạo ra âm thanh có độ cao tương ứng với nốt nhạc, đồng thời nghiên cứu chế tạo ra nhạc cụ đơn giản từ những vật liệu dễ tìm. Địa điểm tổ chức: Lớp học Môn học phụ trách chính: môn KHTN 7, Bài 12,13. Sóng âm, độ cao và độ to của âm 2. Tiến trình dạy học Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU CHẾ TẠO NHẠC CỤ BẰNG VẬT LIỆU ĐƠN GIẢN * Chuyển giao nhiệm vụ: 12 + Độ to, cách điều chỉnh và khả năng sử dụng để biểu diễn. * Báo cáo, thảo luận: - Trong tiết học trên lớp, HS báo cáo theo nhóm. GV và bạn học phản biện. * Kết luận, nhận định: - Cuối tiết học, GV giao nhiệm vụ cho nhóm về lên phương án thiết kế nhạc cụ tự chế đơn giản. GV có thể yêu cầu một số nhóm lên biểu diễn trước bạn bè về kết quả điều chỉnh độ cao và độ to đối với các loại nhạc cụ khác nhau. Hoạt động 3. TRÌNH BÀY VÀ BẢO VỆ PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ NHẠC CỤ * Chuyển giao nhiệm vụ: - GV thông báo tiến trình của buổi báo cáo. + Thời gian báo cáo của mỗi nhóm: 3 phút + Thời gian đặt câu hỏi và trao đổi: 3 phút + Trong khi nhóm bạn báo cáo, mỗi HS ghi chú về ý kiến nhận xét và đặt câu hỏi tương ứng. - GV thông báo về các tiêu chí đánh giá cho bản thiết kế. * Thực hiện nhiệm vụ: - Trong buổi lên lớp, HS báo cáo phương án thiết kế. HS vận dụng các kiến thức và kĩ năng liên quan đến chủ đề âm thanh để bảo vệ phương án thiết kế. * Báo cáo, thảo luận: - GV và HS khác phản biện. Nhóm HS ghi nhận nhận xét, điều chỉnh và đề xuất phương án tối ưu để tiến hành làm sản phẩm nhạc cụ tự chế. + Mô tả được bản thiết kế nhạc cụ gõ, nhạc cụ dây, nhạc cụ khí; + Vận dụng các kiến thức liên quan đến tần số để lí giải và bảo vệ cơ sở khoa học và nguyên tắc hoạt động đã lựa chọn trong phương án thiết kế nhạc cụ tự chế; + Lựa chọn phương án thiết kế tối ưu để thi công nhạc cụ tự chế. * Kết luận, nhận định: - GV yêu cầu HS tổng hợp các góp ý của GV và các nhóm, điều chỉnh bản thiết kế và lựa chọn phương án thiết kế tối ưu. - GV thông báo nhiệm vụ hoạt động học tập kế tiếp: thi công và báo cáo sản phẩm. Hoạt động 4. CHẾ TẠO NHẠC CỤ THEO PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ * Chuyển giao nhiệm vụ: - Yêu cầu các nhóm thực hiện chế tạo nhạc cụ theo phương án thiết kế, thực hiện ngoài giờ lên lớp tại phòng thực hành của trường * Thực hiện nhiệm vụ: + Thi công được nhạc cụ gõ, nhạc cụ dây, nhạc cụ khí dựa trên phương án thiết kế tối ưu đã lựa chọn; + Thử nghiệm sản phẩm và điều chỉnh; * Báo cáo, thảo luận: - HS thi công nhạc cụ tự chế theo nhóm ngoài giờ học. GV theo dõi, tư vấn hỗ trợ HS. * Kết luận, nhận định: 14 2.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến: - Đề tài được áp dụng trong một số chủ đề Vật lý trong môn Khoa học tự nhiên cấp THCS . - Áp dụng cho học sinh cấp THCS, giáo viên và học sinh. 2.5. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): 2.5.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Qua thời gian áp dụng phương pháp giáo dục STEM trong nhà trường, bước đầu đã mang lại nhiều lợi ích. Đầu tiên, không thể không kể đến lợi ích về sự sáng tạo, thúc đẩy tính độc đáo, kích thích học sinh phát minh và đổi mới. Trong quá trình tư duy và tìm kiếm giải pháp, học sinh có thể phát hiện ra những sáng kiến. Học sinh tự xây dựng cho mình khả năng tự nhận ra lỗi và khắc phục nó. Đây là yếu tố quan trọng giúp các em ngày càng trưởng thành và trở nên tốt hơn. STEM khuyến khích học sinh kiên trì, dám chứng minh cho ý tưởng của mình. Các em cùng nhau tương tác, chia sẻ và tìm ra giải pháp cho vấn đề. Thêm vào đó, học sinh rèn luyện cách ứng xử, giao tiếp và nâng cao tinh thần đồng đội. Bên cạnh đó, khác biệt với giáo dục truyền thống, mô hình STEM khuyến khích người học áp dụng kiến thức. Học sinh tiếp cận tri thức một cách tự nhiên, tự mở rộng thông qua quá trình thực hành và qua các công cự hỗ trợ như máy tính, điện thoại thông minh, phần mềm, Sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến lợi ích tư duy và giải quyết vấn đề. Đặc biệt, giáo dục STEM đề cao giá trị của sự thích nghi, các em biết chấp nhận thất bại, kiên trì học hỏi, rút kinh nghiệm và vượt qua khó khắn. Học sinh có khả năng áp dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau Qua điều tra đối với các em học sinh đã được học ở các tiết học, các buổi ngoại khóa, hoặc tự tiến hành các hoạt động thực nghiệm đơn giản theo phương pháp giáo dục STEM trên đều thu được kết quả như sau: hầu hết các em (ở cả 3 đối tượng học sinh: Tốt, khá, đạt) đều thấy thích thú hơn, đam mê hơn đối với bộ môn Khoa học tự nhiên, chú ý hơn trong các giờ học, tiết học trở nên sôi nổi. Từ đó giúp các em phát biểu bài nhiều hơn, thích học môn Khoa học tự nhiên hơn và kết quả học tập dần được nâng cao. 2.5.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): Học sinh có thể tự vận dụng nội dung của đề tài để tự làm những thí nghiệm, mô hình, dụng cụ học tập đơn giản an toàn theo phương pháp giáo dục STEM ở nhà, đồng thời tài liệu áp dụng được cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau và áp dụng qua nhiều năm học. Đề tài này còn góp phần thúc đẩy học sinh tham gia tích cực vào cuộc thi “Triển lãm sản phẩm STEM” cấp trường và cấp huyện đạt hiệu quả cao. 3. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): không 16
File đính kèm:
- bao_cao_sang_kien_van_dung_phuong_phap_giao_duc_stem_vao_gia.doc