Báo cáo sáng kiến Ứng dụng công nghệ thông tin, học liệu số, thiết bị công nghệ trong dạy và học môn Khoa học tự nhiên

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang chuyển mình sang thời kỳ công nghệ 4.0. Sự xuất hiện của các công nghệ hiện đại như smartphone hay Internet đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực, ngành nghề. Để thích nghi với hiện tại cũng như đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao, ngành giáo dục buộc phải chuyển đổi theo hướng công nghệ số. Đặc biệt, khi đại dịch Covid -19 bùng phát, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và kiểm tra đánh giá ngày càng được đề cao mạnh mẽ.

Từ năm học 2020-2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 4003/BGDĐT-CNTT ngày 07/10/2020 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin (CNTT), yêu cầu các cơ sở giáo dục tăng cường ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, quản lý giáo dục, quản trị nhà trường; áp dụng dạy, học trực tuyến; phát triển kho học liệu số toàn ngành, ngân hàng câu hỏi trực tuyến dùng chung, kho bài giảng E-learning kết nối với Hệ tri thức Việt số hóa.

CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kĩ thuật hiện đại để sảnxuất, truyền đưa, thu thập,xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin số. CNTT trong dạy học, giáo dục có thể được xem là nền tảng để xây dựng chiến lược và giải pháp về kĩ thuật nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh, toàn diện lĩnh vực giáo dục; là phương tiện hiện đại hỗ trợ công tác quản lí, điều hành, tổ chức các quá trình dạy học, giáo dục. CNTT có vai trò đa dạng hoá hình thức dạy học, giáo dục; tác động đến quá trình dạy học, giáo dục; tác động đến cơ hội học tập và phát triển năng lực, phẩm chất; hỗ trợ hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội.

doc 18 trang Diệu Minh 07/11/2024 1642
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo sáng kiến Ứng dụng công nghệ thông tin, học liệu số, thiết bị công nghệ trong dạy và học môn Khoa học tự nhiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo sáng kiến Ứng dụng công nghệ thông tin, học liệu số, thiết bị công nghệ trong dạy và học môn Khoa học tự nhiên

Báo cáo sáng kiến Ứng dụng công nghệ thông tin, học liệu số, thiết bị công nghệ trong dạy và học môn Khoa học tự nhiên
 1
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến huyện Đại Lộc.
 Tôi kính đề nghị Hội đồng công nhận sáng kiến như sau:
 Tỷ lệ (%) 
 đóng góp vào 
 Nơi công tác Trình độ việc tạo ra 
 Ngày tháng Chức
TT Họ và tên (hoặc nơi chuyên sáng kiến 
 năm sinh danh
 thường trú) môn (ghi rõ đối với 
 từng đồng tác 
 giả, nếu có)
 1 Ông Thị Nguyệt 16/07/1994 Trường THCS Giáo viên ĐHSP 100%
 Nguyễn Huệ Sinh
 Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: Ứng dụng công nghệ 
thông tin, học liệu số, thiết bị công nghệ trong dạy và học môn Khoa học tự nhiên.
 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra 
sáng kiến):
 - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục.
 - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: ngày 15 tháng 09 năm 
2023.
 Hồ sơ đính kèm: 
 + Báo cáo sáng kiến.
 + Các hình ảnh dạy và học môn Khoa học tự nhiên. 
 Chúng tôi/ tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật 
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Đại Lãnh, ngày 20 tháng 03 năm 2024 
 Người nộp đơn
 Ông Thị Nguyệt 3
khảo điện tử, bài kiểm tra đánh giá điện tử, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các 
tệp/file âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, thí nghiệm ảo,
 Thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục có thể được hiểu là các sản 
phẩm khoa học kĩ thuật được giáo viên sử dụng để chuẩn bị, tổ chức hoạt động 
học tập, rèn luyện cho học sinh; đối với học sinh đây cũng là nguồn tri thức, là 
phương tiện hỗ trợ tích cực cho quá trình nhận thức, khám phá và vận dụng. 
 Học liệu số và thiết bị công nghệ tác động đến các thành tố của quá trình 
dạy học, giáo dục như: hình thức, mục tiêu, nội dung, phương pháp, kĩ thuật, 
phương tiện, học liệu dạy học và quá trình kiểm tra đánh giá. Tác động đến 
người học và xã hội học tập giúp người học có thêm công cụ, sự chủ động và cơ 
hội học tập nhằm đạt mong muốn học mọi lúc, mọi nơi và xã hội học tập.
 Sau khi được học tập Modun 9 trong chương trình “Bồi dưỡng giáo viên 
phổ thông và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông” của Bộ Giáo dục và Đào 
tạo, tôi mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin, học liệu số, thiết bị công nghệ 
trong dạy và học môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS Nguyễn Huệ.
 2.1. Các bước và cách thức thực hiện giải pháp:
 Để thiết kế, biên tập được học liệu số nội dung dạy học nên thực hiện 3 
bước sau:
 - Bước 1: Xác định dạng học liệu số phù hợp với yêu cầu cần đạt và nội dung 
dạy học cụ thể.
 Trong chương trình môn KHTN, giáo viên phải chọn học liệu hoặc học liệu 
số phù hợp với yêu cầu cần đạt cụ thể. Từ đó tạo cơ hội cho học sinh đáp ứng 
mục tiêu dạy học mà giáo viên đã xác định. Chẳng hạn các yêu cầu cần đạt như 
“Dựa vào sơ đồ (hoặc hình ảnh) mô tả được khái quát quá trình sinh sản hữu 
tính ở động vật (lấy ví dụ ở động vật đẻ con và đẻ trứng)”.
 Khi thể hiện nội dung dạy học ở dạng học liệu số thì nên chú ý rằng mỗi loại 
nội dung thường phù hợp với dạng học liệu số nhất định. Chẳng hạn, với loại nội 
dung kiến thức về đặc điểm, tính chất thì nên sử dụng học liệu số dạng hình ảnh; 
với loại nội dung kiến thức về quá trình biến đổi thì nên sử dụng học liệu số 
dạng hình ảnh động hoặc dạng video; với loại nội dung thực hành cần an toàn thì 
nên sử dụng học liệu số dạng thí nghiệm ảo, dạng video, 
 - Bước 2: Lựa chọn nguồn học liệu số phù hợp để sử dụng cho việc việc thiết 
kế, biên tập nội dung dạy học.
 Trong dạy học môn KHTN, giáo viên có thể tham khảo, trích dẫn, sử dụng 
thông tin phù hợp quy định pháp lí từ các nguồn học liệu số.
 Cần lưu ý, bên cạnh phù hợp với nội dung dạy học, học liệu số cần bảo đảm 
tính khoa học, sư phạm và phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, 
thuần phong mĩ tục của dân tộc.
 - Bước 3: Lựa chọn, sử dụng thiết bị hỗ trợ, phần mềm để thiết kế, biên tập 5
chính xác kết quả của các em hoặc giáo viên không quan sát được hết các đáp án 
của cả lớp. Đối với học sinh, việc làm bài kiểm tra trên giấy thường khiến các 
em cảm thấy khô khan và không có hứng thú. Chính vì vậy, chất lượng của việc 
ôn tập củng cố trong tiết học chưa cao.
 - Trong quá trình dạy học, khi trình diễn quá trình thí nghiệm, minh hoạ vật 
mẫu hoặc hướng dẫn thao tác trực quan và khi thực hiện hoạt động nhóm trên 
phiếu học tập gặp những hạn chế như: học sinh cả lớp sẽ không quan sát rõ được 
đặc biệt là các học sinh ngồi xa từ đó học sinh khó phát hiện kiến thức, khó thực 
hiện chính xác được các thí nghiệm và khó nhận xét, bổ sung.
 - Trong chương trình môn KHTN, mỗi chủ đề sẽ dạy nhiều tiết và sau mỗi 
chủ đề hầu như không có tiết ôn tập vì vậy rất khó để ôn tập kiểm tra tổng kiến 
thức mỗi chủ đề cho học sinh khi trên lớp.
 2.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm 
hiện tại: 
 2.3.1. Sử dụng phần mềm Plickers nâng cao chất lượng ôn tập củng 
cố, kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm.
 Để khắc phục các hạn chế đối với việc kiểm tra củng cố theo hình thức 
làm trên giấy hoặc bảng con và mất thời gian chấm bài thì việc sử dụng phần 
mềm Plickers là biện pháp mang lại hiệu quả cao. Điều kiện để áp dụng phần 
mềm Plickers trong trường học rất đơn giản, chỉ cần giáo viên có điện thoại 
thông minh, máy vi tính và lớp học có một tivi hoặc máy chiếu kết nối mạng 
Internet, mỗi học sinh được phát một thẻ in trên giấy. Thẻ của mỗi học sinh 
tương ứng là mã của em đó, 4 cạnh của thẻ có mã là 4 đáp án A, B, C, D. Học 
sinh đọc câu hỏi trên màn hình và chọn đáp án nào thì giơ bảng mã theo chiều 
tương ứng A, B, C, D đã in trên mã thẻ của học sinh đó.
 a) Các bước chuẩn bị:
 * Trên máy tính
 Truy cập vào trang web “Plickers.com”. Đăng ký qua nút “Sign up for free” 
bằng tài khoản gmail hoặc đăng nhập trực tiếp bằng cách vào “Sign in” chọn 
“Continue with Google in”.
 Hình 1: Đăng kí phần mềm Plickers. 7
 * Trên điện thoại
 Trên điện thoại, giáo viên cài đặt phần mềm Plickers và đăng nhập theo 
đúng tài khoản đã đăng nhập trên máy tính. 
 b) Các bước tiến hành:
 Khi trên máy tính giáo viên cho chạy bài tập thì điện thoại sẽ xuất hiện bài 
tập tương ứng.
 Chọn vào camera và quét đáp án của học sinh, sau đó bấm dừng và kiểm tra 
đáp án bằng cách nhấn “Show correct”, hiển thị tỷ lệ trả lời bằng cách nhấn 
“Show graph”, lướt màn hình điện thoại để chuyển đến câu tiếp theo.
 Hình 3: Giao diện khi sử dụng phần mềm Plickers quét đáp án của học sinh trên điện thoại.
 Giáo viên vào Scoresheet để xem báo cáo thống kê. Tại đây, phần mềm 
Plickers sẽ thống kê theo từng học sinh xem câu nào trả lời đúng, câu nào sai và 
tính số % điểm đạt được của mỗi học sinh. Bên cạnh đó còn có bảng thống kê 
theo câu hỏi, ở mỗi câu hỏi có thống kê tỉ lệ bao nhiêu % học sinh trả lời đúng. 
Dựa vào báo cáo này, giáo viên có thể biết được mức độ nắm bài của học sinh 
và lấy điểm thường xuyên một cách dễ dàng. Đồng thời, khi học sinh thấy được 
kết quả của mình được hiển thị trên màn hình, các em cũng rất hào hứng và có ý 
thức học tập, bổ sung kiến thức để đạt được kết quả tốt hơn 9
trình thực tế góp phần hình thành nên sự chuyên nghiệp trong cách làm việc, 
đồng thời tăng tính thuyết phục, sinh động cho những tiết học.
 a) Các bước chuẩn bị:
 Kết nối là công việc bắt buộc của bất kì máy chiếu vật thể nào để bắt đầu 
hoạt động.
 - Kết nối với máy tính cổng INPUT: có 1 cổng HDMI và 1 cổng VGA.
 - Kết nối với máy chiếu đa năng cổng OUTPUT: có 1 cổng HDMI và 2 cổng 
VGA.
 b) Các bước tiến hành:
 Bước 1: Cắm nguồn cho máy chiếu vật thể và các thiết bị kết nối với nó như 
máy chiếu, máy tính, màn hình hiển thị, 
 Bước 2: Kết nối một đầu VGA, HDMI từ máy tính, đầu còn lại cắm vào 
cổng (IN) VGA, HDMI của máy chiếu vật thể.
 Bước 3: Cắm cổng VGA, HDMI của máy chiếu đa năng vào cổng (OUT) 
VGA, HDMI của máy chiếu vật thể để xuất hình ảnh ra ngoài màn chiếu.
 Bước 4: Nhấn nút nguồn trên máy soi tài liệu để bật.
 Bước 5: Đặt đối tượng bạn muốn hiển thị ngay bên dưới ống kính máy ảnh 
tài liệu.
 * Lưu ý: 
 - Tùy thuộc vào loại đối tượng bạn muốn hiển thị, sử dụng nút “Đèn” để bật 
hoặc tắt đèn và nút “Độ sang” để điều chỉnh độ sáng của hình ảnh. Các vật thể 
phản chiếu có thể hiển thị tốt hơn khi tắt đèn và tăng độ sáng.
 - Nếu hình ảnh bị mờ, hãy sử dụng nút “AF” hoặc “Auto-focus” để điều 
chỉnh tiêu điểm. Trên một số máy ảnh tài liệu, nút này nằm ở bên cạnh ống kính 
máy ảnh.
 - Nếu màu sắc hoặc độ sáng không cân bằng, hãy đặt một tờ giấy trắng dưới 
ống kính máy ảnh và nhấn nút “Auto White Correct” (AWC) hoặc “Auto White 
Balance” (AWB).
 - Sử dụng nút “ZOOM” để tăng hoặc giảm kích thước hình ảnh.
 - Máy ảnh tài liệu có thể được kết nối với máy tính bằng cáp USB để lưu 
hình ảnh hoặc video vào máy tính. Một số kiểu máy cũng có thể lưu hình ảnh 
hoặc video vào thẻ SD hoặc ổ đĩa flash USB.
 c) Ví dụ:
 Ở tất cả các bài học trong môn KHTN có hoạt động nhóm trên phiếu học 
tập, các bài thực hành, thao tác các thí nghiệm có thể sử dụng máy chiếu đa vật 
thể để hiển thị trực quan cho cả lớp cùng quan sát dễ dàng nhất. Đặc biệt với các 
bài thực hành (Bài 21, 24, 28, 31, 33 KHTN 6) khi hướng dẫn các thao tác làm 
tiêu bản, giáo viên thực hiện dưới máy chiếu đa vật thể. Lúc này, trên màn hình 
tivi sẽ xuất hiện tất cả các thao tác mà giáo viên đang thực hiện. Học sinh quan 
sát rõ và nắm vững các thao tác để thực hiện. 12
 - Giáo viên xác định các nội dung cần luyện tập, thời lượng làm bài tập, số 
lượng và loại câu hỏi cần thiết kế.
 - Giáo viên đăng nhập vào Google Forms và thực hiện việc thiết kế biểu mẫu 
trong đó có các hướng dẫn, có các câu hỏi để thu thập thông tin cá nhân của học 
sinh như họ tên, lớp, e-mail (nếu có) và các câu hỏi luyện tập như đã dự kiến.
 - Giáo viên thiết lập tuỳ chọn xác thực câu trả lời đối với các câu hỏi thu 
thập thông tin học sinh và một số câu hỏi luyện tập (nếu cần).
 - Giáo viên có thể thiết lập một số tuỳ chọn cho biểu mẫu như: cho phép học 
sinh chỉnh sửa câu trả lời sau khi đã nộp biểu mẫu; không giới hạn số lần trả lời; 
nhận được phản hồi về giá trị điểm, các câu trả lời đúng, các câu trả lời sai sau 
mỗi lần nộp biểu mẫu, 
 - Giáo viên xuất bản biểu mẫu và gửi cho học sinh qua Gmail, Zalo, 
Facebook hoặc đăng tải lên lớp học trực tuyến.
 - Học sinh thực hiện nhiệm vụ trả lời câu hỏi trên Google Forms, xem và 
kiểm tra kết quả theo hướng dẫn của giáo viên.
 * Lưu ý: 
 - Google Forms đòi hỏi đáp án phải có độ chính xác cao nên khó khăn đối 
với một số loại câu hỏi như điền khuyết, câu hỏi trả lời ngắn hay tự luận.
 - Cần phải có Internet để có thể sử dụng phần mềm này.
 - Người dùng phải tạo một mật khẩu tốt và bảo vệ nó để tăng mức độ bảo 
mật.
 c) Ví dụ:
 Ở tất cả các chủ đề, bài học của môn KHTN thì đều có thể sử dụng Google 
Forms để xây dựng các bài tập tự luyện, bài khảo sát.
 Như ở Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái trong môn KHTN 8, 
tôi đã xây dựng một bài tập tự luyện sau đó gửi đường link vào nhóm Zalo của 
lớp và yêu cầu học sinh thực hiện.
 Hình 10: Gửi link biểu mẫu Google Forms bài 41-KHTN 8 vào nhóm Zalo lớp.
 Học sinh khi kích vào link thì sẽ xuất hiện các nội dung bài tập như sau: 14
thông báo “Hệ thống đã nhận được câu trả lời của bạn” và có thể “Xem điểm 
số” hoặc “Gửi ý kiến phản hồi khác” cho giáo viên. Đồng thời giáo viên cũng 
sẽ nhận được thông tin chi tiết kết quả làm bài của các học sinh.
 Hình 12: Học sinh chọn “Xem điểm số” và kết quả điểm của bài tập tự luyện.
 Hình 13: Thông tin chi tiết kết quả làm bài của các học sinh.
 2.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến: 16
sau là các câu hỏi và bài tập gửi link vào Zalo nhóm lớp. Giáo viên khuyến kích 
học sinh làm câu hỏi và bài tập ở nhà nhằm giúp học sinh hệ thống hóa kiến 
thức, vì có thể một vài học sinh không theo kịp bài giảng cho nên bằng cách này 
sẽ giúp học sinh xem lại nội dung đã học trên lớp và củng cố lại kiến thức thông 
qua các câu hỏi và bài tập. Giáo viên gợi ý lấy điểm cho những học sinh tích cực 
tham gia, điều này sẽ kích thích tính tự giác, chủ động hơn trong học tập và rèn 
luyện của các em. Từ các kết quả đó, có thể tìm hiểu học sinh còn gặp những 
khó khăn gì trong quá trình học tập để kịp thời hướng dẫn các em và kịp thời 
điều chỉnh phương pháp giảng dạy. 
 Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc dạy học và tổ chức kiểm tra 
thông qua phần mềm Plickers, máy chiếu vật thể và sử dụng Google Forms là 
một giải pháp tối ưu và là một hình thức giúp việc dạy học, kiểm tra học sinh trở 
nên hiệu quả, thú vị, không còn khô khan như trước.
 2.5.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp 
dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng 
kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có):
 Qua việc áp dụng biện pháp trên, các giáo viên bộ môn nhận thấy tinh thần 
học tập của các em được nâng cao, giúp giảm bớt áp lực học tập cho học sinh. 
Các em hứng thú với các tiết học ứng dụng CNTT, học liệu số, thiết bị công 
nghệ. Sự tập trung chú ý khi học của học sinh cũng phần nào được nâng cao từ 
đó chất lượng dạy học và kết quả học tập ngày càng cải thiện.
 Trong quá trình giảng dạy, giáo viên thường tìm cách thực hiện phong phú, 
sinh động, lôi cuốn hơn trong các hoạt động “khởi động, hình thành kiến thức 
mới, luyện tập vận dụng”, giúp kích thích trí tò mò và tăng hứng thú học tập cho 
học sinh. Vì vậy, việc ứng dụng CNTT, học liệu số, thiết bị công nghệ trong quá 
trình dạy và học là biện pháp vô cùng tối ưu và hiệu quả. 
 3. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): không
 4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
 4.1. Thuận lợi:
 - Nhà trường: Trong những năm qua, nhà trường luôn có kế hoạch, chương 
trình cho các tổ, nhóm chuyên môn tăng cường công tác tập huấn, bồi 
dưỡngđể học hỏi, đánh giá, rút kinh nghiệm. Bố trí đầy đủ mỗi phòng học 
một tivi, nhân viên thiết bị cung cấp thiết bị, hỗ trợ giáo viên trong quá trình sử 
dụng.
 - Với giáo viên: Giáo viên luôn chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch 
ngay từ đầu năm học. Tổ chức các hoạt động giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh 
nghiệm về hoạt động này với các giáo viên, tổ, nhóm các trường bạn dưới hình 
thức sinh hoạt chuyên môn cụm, huyện. Thường xuyên học tập, cập nhập, nâng 
cao trình độ sử dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ hỗ trợ dạy học.
 - Với học sinh: Đại đa số học sinh đều biết cách sử dụng điện thoại thông 
minh, máy vi tính để hỗ trợ việc học. 18

File đính kèm:

  • docbao_cao_sang_kien_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_hoc_lieu_so_t.doc