Báo cáo sáng kiến Tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hoạt động khởi động trong dạy học môn KHTN

Với phương pháp dạy học truyền thống, khởi động chỉ bằng một vài câu dẫn nhập nên không mất nhiều thời gian. Với hình thức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh ngay từ hoạt động khởi động, đo đó khởi động cần tổ chức thành hoạt động để học sinh trực tiếp tham gia nên sẽ cần lượng thời gian nhiều hơn. Do đó khi xây dựng kịch bản cho hoạt động khởi động giáo viên cần lưu ý không lấy những nội dung không thiết thực với bài học, tránh lấy những nội dung mang tính chất minh họa mà cần cụ thể: sử dụng nội dung bài học để khởi động, sao cho trong khởi động sẽ bao quát được nội dung bài học, qua đó giúp GV biết được học sinh đã có kiến thức gì trong bài mới và chưa biết gì để khai thác sâu vào những nội dung học sinh chưa biết (điều này có thể sẽ khác nhau ở từng lớp nên giáo viên cần có sự điều chỉnh kịp thời để phù hợp với đối tượng học sinh ở các lớp).

Hoạt động khởi động là bước “Thực hiện các động tác nhẹ trước khi thực hiện công việc” nên việc khởi động cũng cần nhẹ và sinh động để tạo sự hấp dẫn cho học sinh. Việc đặt câu hỏi hay tình huống khởi động cần chú ý tạo được hứng thú cho học sinh: Để học sinh được thực hiện nhiệm vụ, được tham gia trả lời câu hỏi hoặc tham gia vào các tình huống khởi động. Câu hỏi/tình huống đưa ra ở phần này cũng cần có nhiều mức độ trong đó nhất thiết phải có câu dễ học sinh nào cũng có thể trả lời được. khi các em trả lời được sẽ phần nào sẽ cảm thấy vui vẻ, thích thú để tạo tâm lý tốt khi vào bài học.

doc 15 trang Diệu Minh 07/11/2024 3791
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo sáng kiến Tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hoạt động khởi động trong dạy học môn KHTN", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo sáng kiến Tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hoạt động khởi động trong dạy học môn KHTN

Báo cáo sáng kiến Tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hoạt động khởi động trong dạy học môn KHTN
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến: Tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực của học 
sinh thông qua hoạt động khởi động trong dạy học môn KHTN 
 1. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 1.1. Các bước và cách thức thực hiện giải pháp:
 Khởi động là hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp học sinh huy 
động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội 
dung liên quan đến bài học mới. Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò, sự 
hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học. Hoạt động khởi động thường 
được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm sẽ kích thích sự 
sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ 
nhau khi thực hiện nhiệm vụ.
 Như vậy có thể hiểu, hoạt động này chưa đòi hỏi sự tư duy cao, không quá 
coi trọng về vấn đề kiến thức mà chủ yếu là tạo tâm thế tốt nhất cho các em nhập 
cuộc, lôi kéo các em có hứng thú với các hoạt động phía sau đó.
 Từ thực tế giảng dạy bản thân tôi nhận thấy việc tạo không khí học tập sôi 
nổi qua các hoạt động khởi động đầu giờ là bước khởi đầu quan trọng nhất để học 
sinh hứng thú và chú tâm tìm hiểu những kiến thức KHTN trong bài, góp phần 
nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
 Để hoạt động khởi động diễn ra một cách nhẹ nhàng theo đúng nghĩa thu hút 
được sự quan tâm chú ý của học sinh, tạo động lực cho học sinh tích cực khám phá 
kiến thức của bài học mới và không gây áp lực về mặt thời gian cho các hoạt đông 
hình thành kiến thức tiếp theo thì khi thiết kế hoạt động Khởi động cần chú ý các 
vấn đề sau:
 1.1.1 Xác định mục tiêu khởi động
 Việc thay đổi hình thức khởi động từ việc chỉ dùng một vài câu để dẫn dắt 
vào bài thay bằng việc tổ chức khởi động thành một hoạt động để học sinh được 
tham gia trực tiếp gải quyết vấn đề khởi động; Hoạt động khởi động phải xác định 
rõ mục tiêu cần đạt, phương pháp và kỹ thuật tổ chức, phương tiện cần dùng; 
chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh một cách rõ ràng. Nhiệm vụ khi chuyển giao 
cho học sinh trong hoạt động khởi động cần kiểm kê lại kiến thức của học sinh 
 1 định dùng chung cho tất cả các lớp trong cùng một khối. Phương án xây dựng tình 
huống khởi động giữa các tiết, các bài học nên có sự đổi mới về hình thức, phương 
pháp; tránh sự nhàm chán cho học sinh khi tiết học nào cũng tổ chức hoạt động 
khởi động theo kiểu “đến hẹn lại lên” với các bước tuần tự như nhau.
 1.1.3. Quy định chung về phương pháp học tập bộ môn tại lớp.
 Để thực hiện được các giải pháp đổi mới trong hoạt động khởi động, với 
mục tiêu tất cả học sinh đều được tham gia và thực hiện thì giáo viên cần có quy 
định chung với tất cả các tiết học; quy định này giáo viên nên xây dựng và đưa ra 
thống nhất với học sinh ngay từ đầu quá trình dạy học (đầu năm học) và qui ước 
học sinh sẽ áp dụng quy tắc này cho tất cả các tiết học để hình thành được kỹ năng 
tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ một cách tích cực của học sinh:
 Mỗi học sinh cần chủ động trong học tập. Tất cả nhiệm vụ khi giáo viên 
chuyển giao xuống cho HS thực hiện thì mỗi cá nhân phải chủ động để hoàn thành 
nội dung được giao.
 Đối với các hoạt động cá nhân: mỗi cá nhân cần thực hiện và thể hiện kết 
quả ra phiếu học tập (hoặc sổ tay học tập của cá nhân).
 Đối với các hoạt động nhóm: cần có tổ chức nhóm một cách cụ thể, bầu 
nhóm trưởng, thư ký. Quá trình làm việc nhóm (đội) thì cá nhân mỗi học sinh được 
dành một phần thời gian hoạt động nhóm để tự làm những việc mà giáo viên giao. 
Hết một phần thời gian thì các nhóm tiến hành trao đổi và thảo luận, bàn bạc về kết 
quả công việc đã làm; quá trình thảo luận nhóm trưởng cử một thành viên bất kỳ 
đọc nội dung làm việc của mình, các thành viên khác trong nhóm so sánh nội dung, 
tiến hành trao đổi, bàn bạc và thống nhất nội dung chung của nhóm.
 Đối với các hoạt động cả lớp (khi GV nhận xét nội dung, chốt vấn đề và liên 
hệ để dẫn dắt vào bài): thì mỗi cá nhân cần chủ động tiếp nhận thông tin để chuẩn 
bị cho các hoạt động học tập tiếp theo.
 1.1.4. Một số hình thức hoạt động khởi động trong môn KHTN 
 Để có được một hoạt động khởi động tiết học hiệu quả trong dạy học KHTN 
đòi hỏi người giáo viên cần biết đa dạng hóa các hình thức tổ chức và tạo sự hứng 
thú ngay từ những phút học đầu tiên. Sau đây tôi xin trình bày một số hình thức 
hoạt động khởi động mà tôi đã thực hiện khi dạy học KHTN.
 a. Khởi động bằng sử dụng triệt để video ngắn 
Mục tiêu: Trong hoạt động khởi động: Video ngắn định hướng giới thiệu bài mới, 
nhẹ nhàng, tạo tâm thế vui nhộn, thân thiện, ngắn gọn.
Cách thực hiện: Giáo viên lựa chọn video ngắn phù hợp với đơn vị kiến thức, thời 
lượng tiết học.
 3 Kết luận: Khi nguyên tử đứng một mình, không “kết hợp” (đó chính là các nguyên 
tử khí hiếm). Hầu hết các nguyên tử tồn tại ở dạng “kết hợp” Các nguyên tử “giống 
nhau” (các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học) kết hợp với nhau tạo nên 
đơn chất. Các nguyên tử “khác nhau” (các nguyên tử không thuộc cùng một 
nguyên tố hoá học) kết hợp với nhau tạo nên hợp chất. 
 - Khi tạo thành các đơn chất, hợp chất số electron lớp ngoài cùng nguyên tử của 
nguyên tố bằng 8 electron.
- Khi các nguyên tử kết hợp với nhau thứ gì giữ các nguyên tử lại với nhau ở dạng 
“kết hợp” là các electron lớp ngoài cùng do chúng góp chung electron gọi là liên 
kết cộng hóa trị và nhường, nhận electron gọi là liên kết ion.
- Vậy để tìm hiểu kỹ hơn về sự kết hợp giữa các nguyên tử (hay liên kết hóa học) ta 
cùng tìm hiểu về cấu trúc, sự hình thành các đơn chất hợp chất.
 b. Khởi động bằng tình huống có vấn đề
Giáo viên có thể sử dụng các tình huống liên quan đến nội dung của bài mới nhằm 
tạo hứng thú và gây sự tò mò cho học sinh.
 VÍ DỤ-BÀI 2: NGUYÊN TỬ 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Quan sát mẫu, hình ảnh có trên màn hình máy chiếu và trả lời một số câu hỏi:
1. Kể tên 1 số vật thể xung quanh ta. Chọn một số vật thể gần gũi hỏi chất tạo nên 
nó vd cái bàn đc làm từ gì, xe đạp)
2. Từ những vật thể đơn giản như bút chì, quyển vở, chai nước đến những công 
trình nổi tiếng như cầu Long Biênđều được cấu tạo nên từ chất. Mỗi chất đều 
được cấu tạo nên từ những hạt vô cùng bé. Những hạt đó là gì?
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lấy ví dụ.
- GV theo dõi, hỗ trợ khi cần.
Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên HS trình bày đáp án, mỗi học sinh trả lời 1 câu hỏi.
- Các HS khác lắng nghe và bổ sung.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nêu vấn đề cần tìm hiểu trong bài.
- GV nêu mục tiêu bài học.
 c. Khởi động bằng hình phiếu học tập KWL
Kỹ thuật KWL là gì?
Giải thích thuật ngữ:
K (Know): Những điều đã biết. W (Want): Những điều muốn biết. L (Learned): 
Những điều đã học được.
 5 - Giáo viên nhận xét đánh giá mức độ hoàn thành, thái độ học tập và kĩ năng hoạt 
động nhóm của HS. Từ đó hướng dẫn học sinh nghiên cứu, tìm hiểu nội dung cho 
hoạt động hình thành kiến thức mới.
 VÍ DỤ - BÀI 7: Công thức hóa học. Hóa trị. Tôi sử dụng trò chơi “ nhìn 
hình đoán chất”
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Chiếu hình ảnh mô hình phân tử nước, yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc thông 
tin, quan sát mô hình và trả lời câu hỏi:
? Hóa trị có mối liên hệ với công thức hóa học của hợp chất như thế nào?
- Giáo viên tổ chức trò chơi: Nhìn hình đoán chất
Iron, carbon dioxide, oxygen là đơn chất hay hợp chất?
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV trả lời câu hỏi.
- học sinh tham gia trò chơi và viết kết quả ra giấy
Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và 
chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.
 1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết: 
 1.2.1. Thực trạng tổ chức hoạt động Khởi động trong giờ học KHTN 
trước khi áp dụng biện pháp
* Về phía giáo viên.
 Trước những định hướng đổi mới của Đảng, nhà nước và của ngành về dạy 
học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh; cơ bản giáo dục đã có tinh 
thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát 
huy tính tích cực của các em. Tuy nhiên sự quan tâm đổi mới chưa nhiều, chưa 
thực sự đi vào chiều sâu. Việc thực hiện tiết dạy của giáo viên vẫn còn nặng về lý 
thuyết, thiếu đi tính hấp dẫn, lôi cuốn học sinh ngay từ hoạt động vào bài; giáo 
viên còn xem nhẹ việc dẫn dắt vào bài mà chủ yếu dành thời gian cho việc tìm hiểu 
kiến thức mới dẫn đến tiết học khô khan, học sinh thụ động trong việc tiếp thu kiến 
thức.
 7 vốn có của bản thân kết hợp với nghiên cứu lý thuyết, dự giờ đồng nghiệp nên 
việc đổi mới của giáo viên trong hoạt động dạy học, đặc biệt là trong việc xây 
dựng các tình huống khởi động còn hạn chế.
*Nguyên nhân chủ quan:
 Lực lượng giáo viên bộ môn KHTN đa số còn trẻ, kinh nghiệm giảng dạy 
chưa nhiều nên việc đầu tư đổi mới phương pháp chưa cao.
 Một số giáo viên chưa chủ động trong việc học hỏi, tiếp thu phương pháp và 
kỹ năng dạy học tích cực để vận dụng trong quá trình dạy học.
 Tâm lý giáo viên còn nặng về truyền thụ kiến thức bài học mới, còn sợ dành 
nhiều thời gian cho hoạt động khởi động có thể bị “cháy giáo án” hoặc không đủ 
thời gian dành cho việc khai thác kiến thức mới.
 Việc ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong một số tình huống 
chưa tốt nên còn ngại trong việc đổi mới phương pháp dạy học và thiết kế giáo án 
theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động khởi động.
* Nguyên nhân về phía học sinh.
 Áp lực học tập từ nhiều bộ môn khác nhau trong cùng một buổi học nên khả 
năng tập trung tư duy, tích cực và sáng tạo dành cho môn KHTN còn ít.
 Tâm lý sợ không có nội dung để về nhà học nên nhiều học sinh trong giờ 
học chưa thực sự tích cực và chủ động dành thời gian tìm hiểu, khai thác kiến thức 
mà còn nặng về việc ghi chép nội dung bài học.
 1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện 
tại.
 Mục tiêu, yêu cầu của phương pháp giáo dục phổ thông là phải phát huy 
được tính tích cực, chủ động của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp 
học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng vào 
thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. 
Đây là định hướng cơ bản, thiết thực đối với mỗi giáo viên, cũng là yếu tố quyết 
định hiệu quả của một giờ dạy.
 Khởi động là hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp học sinh huy 
động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội 
dung liên quan đến bài học mới. Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò, sự 
hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học.
 Hoạt động khởi động thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc 
hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng lực hợp 
tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thưc hiện nhiệm vụ. Chuẩn bị phần khởi 
động như thế nào cho hiệu quả phải dựa vào nội dung bài, đối tượng học sinh và cả 
điều kiện của giáo viên. Nhưng thực tế rất nhiều giáo viên trong quá trình dạy học 
 9 Tỉ lệ % 
 TT Nội dung khảo sát Kết quả khảo sát GV đánh 
 giá
 Thực hiện khởi động
 1 - Có x 100
 - Không
 Cơ sở tiến hành khởi động
 - Xuất phát từ nội dung bài học x 100
 - Từ nội dung liên quan đến nội 
 2 dung bài
 - Từ các nội dung liên quan đến tên 
 bài
 - Từ nguồn khác
 Mục tiêu của khởi động
 - Kiểm kê kiến thức của học sinh x 100
 3 - Tạo ra hứng thú cho học sinh x 100
 - Tạo ra “tình huống có vấn đề” để 
 vào bài x 100
 Hình thức khởi động thường dùng
 - Tổ chức thành hoạt động x 100
 4
 - Dẫn dắt
 - Khác
 Người thực hiện Khởi động
 5 - Giáo viên
 - Học sinh x 60
 - Giáo viên và học sinh x 40
 Mức độ thu hút HS của khởi động
 - Mức độ cao x 80
 6 - Mức độ TB x 20
 - Mức độ thấp
 Hiệu quả của khởi động
 - Hiệu quả cao x 80
 7
 - Hiệu quả trung bình x 20
 - Hiệu quả thấp
b. Kết quả khảo sát học sinh.
 Số lớp được khảo sát là 4 lớp với 140 học sinh. Kết quả khảo sát như sau:
 Bảng 2: Khảo sát học sinh.
 Số HS khảo 
 TT Nội dung khảo sát sát Tỉ lệ %
 Em có học bài và chuẩn bị bài trước khi 
 đến lớp không 140 100
 1 - Thường xuyên 98 69.3
 - Thỉnh thoảng 31 22.4
 - không 11 8.3
 2 Em có quan tâm đến khởi động tiết học 140 100
 12 MỘT VÀI HÌNH ẢNH KHỞI ĐỘNG TRONG TIẾT DẠY
 14

File đính kèm:

  • docbao_cao_sang_kien_tao_hung_thu_hoc_tap_phat_huy_tinh_tich_cu.doc